bn-current-user-online-portlet

Online : 4903
Total visited : 150691689

Những thành tựu nổi bật sau 1 năm xây dựng “Tỉnh ATGT”

23/09/2024 08:15 View Count: 9

Sáng 22/9, tại hội nghị Sơ kết 1 năm xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương tỉnh Bắc Ninh đạt được nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là một số kết quả như sau:

  1.  Các cấp, các ngành, địa phương, cả hệ thống chính trị đã thực sự vào cuộc quyết liệt triển khai nghiêm túc, hiệu quả, lồng ghép thực hiện nhiệm vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông với các nhiệm vụ chuyên môn, phát triển kinh tế -  chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.

Công tác tuần tra, kiểm soát, xử vi phạm trật tự an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh được triển khai quyết liệt.

Việc triển khai thực hiện đã tạo được sự chuyển biến, lan tỏa từ hệ thống chính trị, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, thôn xóm, dòng họ, tôn giáo... Cán bộ, đảng viên đã thực hiện vai trò gương mẫu, đi đầu trong công tác xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”, tỷ lệ đảng viên vi phạm rất thấp. Qua một năm triển khai thực hiện, các mục tiêu đã cơ bản hoàn thành (gồm 6 nhóm, 57 nhiệm vụ, trong đó 30 nhiệm vụ phải thực hiện trong năm 2023; 27 nhiệm vụ thực hiện thường xuyên).

Kiểm tra nồng độ cồn một người dân tham gia giao thông.

UBND tỉnh ban hành 3 Quyết định làm định hướng, xương sống cho công tác truyền thông, tuyên truyền, đánh giá xếp loại thi đua: Quyết định 600 ban hành 18 quy tắc Văn hóa giao thông của người Bắc Ninh; Quyết định 216 ban hành 06 bộ tiêu chí về ATGT (xã, phường, thị trấn; cơ quan, đơn vị, nhà trường; khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; gia đình, dòng họ, cơ sở tôn giáo; doanh nghiệp...); Quyết định 217 ban hành tiêu chí đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng.  Sau 1 năm thực hiện, qua đánh giá, xếp loại thi đua, toàn tỉnh có 99% gia đình, 99,8% dòng họ, 99,8% cơ sở tôn giáo; 100% cơ quan, 100% trường học, 100% tuyến đường tự quản, 93% doanh nghiệp, 100% khu công nghiệp đạt, 92,3% cụm công nghiệp, 99,2% xã, phường, thị trấn đạt  tiêu chí "An toàn giao thông"...

Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an tỉnh được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại.

  1. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với mọi hình thức từ trực quan trên các tuyến đường, ngõ xóm đến các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội bao trùm đầy đủ các nhóm đối tượng, từ cán bộ, đảng viên, đến cơ quan, doanh nghiệp, công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên, dòng họ, tăng ni, phật tử, giáo dân... Trong đó, đã nhận diện và tập trung tuyên truyền đúng vào nhóm đối tượng có tỷ lệ TNGT, vi phạm giao thông cao (Công nhân, lao động ngoại tỉnh, lái xe...). Ưu tiên các giải pháp đảm bảo TTAGT đối với nhóm học sinh, sinh viên (bao gồm cả phụ huynh đưa đón) để hình thành văn hóa giao thông bền vững, lâu dài trong nhiều thế hệ (xây dựng bộ tài liệu ATGT dành cho phụ huynh hướng dẫn cho học sinh khi ở nhà). Điển hình là đã nghiên cứu, xây dựng mô hình “Nhà xe học sinh, sinh viên ATGT” hướng tới nhóm học sinh, sinh viên tự đi xe đến trường, là nhóm nguy cơ TNGT cao nhất trong lứa tuổi học sinh...

Lãnh đạo Công an tỉnh kiểm tra công tác tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự ATGT khép kín 24/24 trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn tỉnh.

  1. Tổ chức giao thông được rà soát kỹ lưỡng, các điểm đen, tiềm ẩn TNGT được xử lý 100%; lắp 100% gờ, gồ giảm tốc từ ngõ ra đường (lắp thêm 6.010 điểm) với sự vào cuộc hỗ trợ của Bộ Giao thông vận tải và Cục đường bộ Việt Nam. Hạ tầng giao thông được tăng cường, nhiều công trình trọng điểm được quyết liệt đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành; một số bất cập tồn tại nhiều năm đã được khắc phục. Trật tự công cộng được xử lý quyết liệt: Ngay thời gian đầu thực hiện Tỉnh ATGT, UBND tỉnh ban hành Công điện 1070 chỉ đạo hệ thống chính trị tổ chức Cao điểm đảm bảo trật tự công cộng, qua đó tạo bộ mặt đường phố, lòng đường, vỉa hè thông thoáng, an toàn.

Công tác tuyên truyền trong xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” được triển khai hiệu quả với nội dung, hình thức phong phú.

  1. Việc chuyển đổi số, áp dụng công nghệ trong bảo đảm trật tự ATGT được đẩy mạnhchuyển đổi trạng thái của lực lượng CSGT từ thủ công sang ứng dụng công nghệ. Công an tỉnh phối hợp Tổng Công ty GTEL, Bộ Công an triển khai “Hệ thống quản lý tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông” tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông, trong đó sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) phân tích hình ảnh để xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông; chỉ huy điều hành giao thông hoàn toàn trên môi trường điện tử; nhận diện, truy vết được phương tiện, đối tượng vi phạm, đối tượng phạm tội; hỗ trợ hiệu quả cho cơ quan điều tra trong truy vết đối tượng....Hiện đang vận hành thử nghiệm Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an tỉnh, bao gồm cả số điện thoại 113, 114 kết nối với hệ thống camera toàn tỉnh.

Nhà xe học sinh an toàn giao thông là một trong những mô hình nổi bật, tiêu biểu của các trường học trong xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

  1. Công tác tuần tra, xử lý vi phạm TT ATGT đạt hiệu quả cao, trong đó các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT bị phát hiện, xử lý tăng cao so với trước khi thực hiện “Tỉnh ATGT”Cụ thể, lực lượng chức năng đã xử phạt 45.401 trường hợp, với số tiền 103,5 tỷ (tăng 101% so với trước khi xây dựng Tỉnh ATGT)Riêng xử phạt nồng độ cồn 15.067 trường hợp (tăng 146%), xử phạt tốc độ 6.377 trường hợp, tăng hơn 5 lần. Trên địa bàn không có xe cơi nới thành thùng.Trấn áp mạnh đối với các đối tượng thanh thiếu niên lạng lách, đánh võng, các đối tượng tụ tập, tàng trữ, sử dụng dao kiếm, vũ khí thô sơ… gây rối TTCC (bắt 372 đối tượng). Rà soát, lập danh sách 7 hội, nhóm kín trên mạng, 659 đối tượng thanh thiếu niên có dấu hiệu vi phạm.

Nghị quyết số 87 của BTV Tỉnh ủy ban hành với 5 mục tiêu chính là:  Thay đổi diện mạo tình hình TTATGT; lấy con người làm trung tâm, là trọng tâm, là chủ thể, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản khi tham giao thông; khơi dậy niềm tự hào, hình thành đặc trưng "Văn hóa giao thông" của người Bắc Ninh; khắc phục triệt để các bất cập trong tổ chức giao thông, quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, đào tạo lái xe, kiểm định phương tiện; ứng dụng triệt để công nghệ trong xử lý vi phạm giao thông. Trong đó, phải tạo chuyển biến trước hết từ hệ thống chính trị, lan tỏa đến các tổ chức, doanh nghiệp, trường học, tổ dân phố, thôn xóm, các dòng họ, tôn giáo và nhân dân.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh liên tục triển khai các giải pháp khác nhau: Mở đợt cao điểm tổng kiểm soát các phương tiện, yêu cầu Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện và cấp phó phải trực tiếp trên tuyến ; tuần tra chéo địa bàn; đóng biển "Đã uống rượu bia, không lái xe" ở 100% nhà hàng, quán rượu, đến tận nhà văn hóa thôn; ngã ba, ngã tư; cổng làng, đầu ngõ tạo nét đặc trưng riêng có của Bắc Ninh.

  1. Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh được kiềm chế, giảm sâu. Theo thống kê từ ngày 15/3/2023 đến ngày 14/3/2024 toàn tỉnh xảy ra 455 vụ, làm chết 216 người, bị thương 300 người, thiệt hại tài sản 5,93 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 86 vụ (=16%), giảm 53 người chết (=20%), giảm 71 người bị thương (=19,1%). TNGT đường sắt và đường thủy nội địa không xảy ra.
  2. Nhiều giải pháp Công an tỉnh Bắc Ninh triển khai được Bộ Công an ghi nhận, hiện đã nhân rộng trên cả nước, làm cơ sở để tham mưu văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về đảm bảo TTATGT, tiêu biểu như: Chỉ thị số 23 ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Chỉ thị số 10 ngày 19/04/2023 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường đảm bảo TT ATGT trong tình hình mới được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết 87, Kế hoạch 71 thí điểm xây dựng "Tỉnh ATGT" tại Bắc Ninh... 
Source: Báo Bắc Ninh